Những tranh cãi xung quanh câu chuyện ai đúng,ũngnghĩmìnhđúngkhigiànhchỗđỗxetrướccửanhàhana himesaki ai sai khi đỗ ôtô trước của nhà mặt phố, từ lâu đã là chủ đề cãi vã muôn thuở ở Việt Nam. Tất nhiên, cả chủ nhà lẫn tài xế, ai cũng có lý lẽ của riêng mình để bảo vệ cho hành động của bản thân.
Còn với quan điểm của cá nhân, tôi cho rằng, trong câu chuyện này, hai đối tượng chính là người sở hữu mặt bằng và chủ xe, đều phải có văn hóa ứng xử chứ không riêng gì ai. Nếu ai cũng khăng khăng bảo vệ quyền lợi của cá nhân mình thì những tranh cãi sẽ chẳng bao giờ có hồi kết và hai bên mãi không thể có được tiếng nói chung.
Về phía chủ xe:Trong nội đô đất chật người đông, không phải chỗ nào cũng có bãi đỗ xe và không phải đường nào cũng cho phép đỗ xe. Nên thực tế, việc tìm được một chỗ đỗ được không phải là dễ. Nhưng khó không phải là cứ nhắm mắt làm liều, đỗ xe sao cũng được. Một khi đã quyết định dừng đỗ xe ở đâu, bạn cũng phải cư xử một cách có văn hóa.
Bạn có thể đỗ ở khoảng giữa hai nhà liền kề, để đảm bảo ít nhất ai cũng đều có không gian ra vào, bất kể hộ đó có kinh doanh, buôn bán hay không, và đặc biệt luôn phải để lại số điện thoại trên xe trước khi dời đi để người khác tiện liên lạc khi có trường hợp khẩn cấp.
Về phía người có nhà mặt tiền:Không thể phủ nhận một điều rằng, người kinh doanh bỏ tiền ra thuê mặt bằng, chẳng ai muốn mặt tiền của mình bị bịt kín. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của họ. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, trừ một số trường hợp tài xế đỗ xe ngang ngược, lấn chiếm hết lỗi đi rất đáng bị lên án, còn lại chúng ta cũng không nên tự cho mình cái quyền sở hữu toàn bộ không gian mặt tiền trước nhà mình một cách tuyệt đối được.
Thực tế, nhiều chủ nhà có tư tưởng độc chiếm trọn vỉa hè, giờ còn đòi chiếm luôn phần mặt đường trước nhà và xem đó là điều hiển nhiên. Đó là một hành động rất khó chấp nhận ở một xã hội văn minh.
>> Tôi không bao giờ đỗ ôtô trước cửa hàng mặt phố
Bản thân tôi từng gặp rất nhiều trường hợp, tiếp xúc với cả hai nhóm người trên. Tôi nhận thấy trọng mọi tranh chấp, cả hai bên đều muốn bảo vệ quyền lợi của bản thân mình một cách tuyệt đối, không chịu nhún nhường chút nào. Chính thái độ đó đã tạo ra những tranh cãi gay gắt, thậm chí là ẩu đả và những hành vi phá hoại tài sản người khác. Nếu như họ biết chia sẻ quyền lợi cho nhau một chút thì có lẽ đã chẳng xảy ra những vụ việc lùm xùm, đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm như thời gian qua.
Với tôi, ai đậu xe ở đâu cũng được, miễn là đúng luật. Thậm chí, nếu ai đó đỗ ôtô sai luật thì trách nhiệm xử lý cũng thuộc về CSGT (lập biên bản xử phạt theo đúng quy định của pháp luật), chứ không đến lượt chủ nhà từ "thay trời hành đạo". Nếu tài xế đã có ý thức chừa chỗ lên xuống và không quá cản trở sinh hoạt của chủ nhà thì hành động đỗ xe của họ chẳng có lý do gì để bị phản đối, xua đuổi.
Theo quan điểm của tôi, ngoài câu chuyện luật pháp được nhiều người đem ra mổ xẻ, mấu chốt ở đây nằm ở văn hóa, cách hành xử văn minh của cả người đỗ xe và chủ nhà. Đối với nhà có mặt tiền kinh doanh, chúng ta phải đỗ xe làm sao chừa ra khoảng trống tối thiểu cho người khác nhìn thấy được cửa hàng, để họ còn kinh doanh, buôn bán, đặc biệt là không làm ảnh hưởng lối ra vào nhà dân. Ngoài ra, trách nhiệm của người lái xe là đỗ cho gọn lòng đường, chừa đủ không gian cho xe chạy nếu bên kia đường đã có xe đỗ trước đó.
Còn với chủ nhà bị xe đỗ chắn của, bạn có thể nhẹ nhàng, lựa lời nhắc nhở nếu thấy có cản trở, đó gọi là văn hóa ứng xử. Nên nhớ rằng, ngay cả phần vỉa hè trước nhà bạn cũng không được phép lấn chiếm làm của riêng, chứ chưa nói đến phần lòng đường bên dưới. Nếu bạn vẫn mặc nhiên xem khoảng không gian trước nhà là của riêng và ngăn cản người khác đỗ xe thì hoặc là bạn không có hiểu biết pháp luật, hoặc là bạn thiếu cả văn hóa cư xử ở một xã hội văn minh.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.